Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2007

Bia Sài Gòn tăng giá dịp Tết


Bia Sài Gòn tăng giá tuỳ tiện. (SGGP)

Cứ mỗi độ giáp Tết, thị trường bia - nước giải khát lại biến động. Một thương hiệu rất quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam, cứ đến hẹn lại lên… giá là bia Sài Gòn.

Cách đây không lâu, một cán bộ chủ chốt của thương hiệu bia Sài Gòn phải ra hầu tòa vì bị một khách quỵt tiền hàng. Người chiếm dụng đó là một trong những đại gia từng làm mưa làm gió thị trường bia trong những tháng cận Tết.

Về nguyên tắc, những đại lý kinh doanh mặt hàng bia nước giải khát đều được mua hàng trực tiếp tại bia Sài Gòn. Thế nhưng trên thực tế, số lượng bia được duyệt không bao giờ đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ. Muốn được đủ hàng, các đại lý phải tìm mua lại hóa đơn và chịu một khoản chênh lệch cho các đại lý khác.
TP HCM hiện có khoảng 6 tay trùm kinh doanh bia Sài Gòn. Nổi bật nhất là Đ. (Bình Thạnh), X. (trên đường Đặng Nguyên Cẩn, quận 6). Thường vào đầu năm, các trùm này núp dưới chiêu bài đại lý (tạm gọi là cấp 1) được duyệt một số lượng hàng khổng lồ đến hàng trăm nghìn két bia chai và bia lon 333 mỗi tháng. Phần còn lại được nhỏ giọt cho các đại lý nhỏ khác (tạm gọi là cấp 2). Hóa đơn của các trùm thường được chẻ nhỏ ra thành nhiều hóa đơn khác với số lượng ít hơn từ vài trăm đến vài nghìn két.

Các đại lý cấp 2 (khoảng 20 đại lý) do không đủ hàng bán đã mua lại của cấp 1 từng hóa đơn nhỏ. Theo điều tra, các đại lý cấp 1 thường không sở hữu một chai bia nào. Họ chỉ có trong tay một xấp hóa đơn, không cần xuất vốn. Các đại lý cấp 2 mua hóa đơn cầm đến công ty đóng tiền, sắp tài, nhận hàng sau khi đã trả chênh lệch. Tiền chênh lệch được các tay trùm cấp 1 khống chế theo từng ngày có thể lên hay xuống do sự dao động của thị trường. Các đại lý cấp 2 mua về tiếp tục bán lại cho đại lý cấp 3 rồi cấp 4.

Từ giá xuất xưởng 1 két bia Sài Gòn xanh 88.000 đồng, Sài Gòn đỏ 97.000 đồng và bia lon (333) 140.000 đồng/thùng, qua nhiều trung gian, tại thị trường các đại lý cấp 3 đã bán ra cho đại lý cấp 4 với giá 97.000 đồng/két Sài Gòn xanh, 135.000 đồng/két Sài Gòn đỏ và 163.000 đồng/thùng 333 (giá tính đến 20h ngày 19/1) và sau đó mới đến tay người tiêu dùng với giá cao hơn. Một số đại lý cấp 2, 3, 4 cho biết mức lãi của họ chỉ dao động từ 1.000 đến 2.000 đồng/két và không thể hơn được. Điều này cho thấy khoảng chênh lệch mà các đại gia trùm bia cấp 1 đã hưởng không phải nhỏ.

(Theo SGGP)

Tết: Tiêu thụ hàng trăm triệu lít bia, rượu, nước giải khát

(VietNamNet) - Vào thời điểm này, mặt hàng bia, rượu và nước giải khát được xem là mặt hàng “hot” nhất tại các chợ, siêu thị, cửa hàng... Trước nhu cầu biếu tặng hoặc chiêu đãi tiệc công ty, gia đình trong những ngày cận Tết, giá cả bia, rượu và nước giải khát đang biến động từng ngày.

Soạn: HA 1027599 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Tết là mùa "ăn nên làm ra" của mặt hàng bia, rượu và nước giải khát. Ảnh: Nguyễn Sa

Giá bia tăng, nước ngọt giảm

Tính đến thời điểm hiện nay, giá bia trên thị trường đã tăng lên từ 6.000-16.000đ/thùng. Cụ thể, bia 333 cách đây 1 tuần giá 159.000đ/thùng/12 lon nay lên 175.000đ, bia Tiger cũng từ 186.900đ/thùng lên 194.000đ, bia Heineken từ 251.000đ/thùng tăng lên 257.000đ/thùng... Theo các điểm bán lẻ, mặc dù giá bia tăng nhưng sức mua vẫn mạnh và sản lượng tiêu thụ nhiều hơn từ 5 - 7 lần so với ngày thường.

Trong khi các sản phẩm bia “hùa nhau” tăng giá thì mặt hàng nước ngọt xem ra dễ chịu hơn. Mặc dù hầu hết các sản phẩm nước ngọt tung ra phục vụ Tết đều được nhà sản xuất “thay áo mới” như đầu tư bao bì đẹp, bắt mắt hơn nhưng giá thì giảm nhẹ so với giá thông thường. Như Mirinda giảm 7.000đ/thùng 28 lon (từ 106.000đ xuống còn 99.000đ/thùng), Pepsi giảm 3.000đ/thùng (từ 102.000đ giảm còn 99.000đ/thùng)...

Theo các nhà kinh doanh, sản phẩm nước ngọt lon là mặt hàng có mức tăng trưởng cao trong mùa cuối năm. Tại Công ty CP nước giải khát Sài Gòn (Tribeco), ngày thường tỷ trọng nước ngọt lon chỉ chiếm khoảng 15% tổng sản lượng sản xuất hàng của công ty thì trong dịp cuối năm tăng lên từ 40 - 50%.

Mặc dù sản lượng nước ngọt tăng mạnh như vậy, nhưng hiện sản phẩm này đang phải cạnh tranh rất khốc liệt với các loại nước giải khát khác trên thị trường như nước ép trái cây, trà xanh, tăng lực... Đây cũng là lý do nước ngọt khó có thể lợi dụng tình hình Tết để tăng giá như mặt hàng rượu, bia.

Soạn: HA 1027603 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Sở Thương mại TP.HCM dự báo sẽ có khoảng 25 triệu lít bia và 20 triệu lít nước ngọt được tiêu thụ trên địa bàn. Ảnh: Nguyễn Sa

Tăng sản lượng bia, rượu hơn 40%

Các công ty sản xuất rượu, bia cũng cho hay, ước tính trong dịp Tết Đinh Hợi, mức tiêu thụ các sản phẩm này tăng từ 40 - 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu chỉ tính toán dựa trên số liệu mà 2 đầu mối sản xuất bia, rượu lớn của TP.HCM (Tổng Công ty Bia, Rượu, Nước giải khát Sài Gòn - Sabeco) và Hà Nội (Tổng Công ty Bia, Nước giải khát Hà Nội - Habeco) cung cấp, trong dịp Tết này thị trường sẽ tiêu thụ khoảng hơn 100 triệu lít bia.

Cụ thể, theo Sabeco, đơn vị có 19 nhà máy sản xuất bia, rượu và nước giải khát, một tháng bình thường Sabeco chỉ cung cấp ra thị trường 48 triệu lít bia nhưng trong dịp Tết sẽ là hơn 60 triệu lít bia. Riêng bia lon tăng đến 47% so với dịp Tết 2006. Bên cạnh đó, Sở Thương mại TP.HCM cũng dự báo sẽ có khoảng 25 triệu lít bia và 20 triệu lít nước ngọt các loại được tiêu thụ trong dịp Tết này.

Tại thị trường Hà Nội, Habeco cũng cho biết đã đưa ra thị trường khoảng 25 triệu lít bia, tăng 40% so với cùng kỳ năm trước và 1,1 triệu lít rượu (tăng 12%). Còn Sở Thương mại Hà Nội thì ước tính có khoảng 10 - 12 triệu chai bia, rượu và nước giải khát các loại được tiêu thụ trên địa bàn trong dịp Tết.

· Nguyễn Sa

Giải rượu bia ngày Tết

Ảnh: Kavi.

Dù biết rượu bia có hại cho sức khỏe song vào ngày Tết, bạn khó từ chối khi được mời, và dễ dẫn đến quá chén. Một số mẹo nhỏ sẽ giúp “cứu nguy” trong trường hợp này.

Uống nước

Sau những lần chè chén say sưa, lượng cồn trong máu tăng gây ra đau đầu; đồng thời các chất alcohol kích thích sự lợi tiểu, cơ thể sẽ thải nước ra ngoài liên tục. Khi đó, bạn sẽ có cảm giác khô khát, đắng miệng vì thiếu nước. Uống nước nhiều sẽ giúp ích cho bạn vượt qua tình trạng này.

Bổ sung vitamin B

Bổ sung vitamin B sau mỗi lần quá chén cũng góp phần đào thải lượng cồn ra khỏi cơ thể. Bạn có thể dùng các loại vitamin tổng hợp, dạng viên sủi có bán ngoài thị trường.

Bổ sung cả vitamin C

Khi gan của bạn phải chịu đựng chất độc có trong rượu, hàng triệu gốc tự do được hình thành góp phần tạo ra một chuỗi những tác hại từ việc quá chén. Một trong những số enzyme chống ôxy hóa của gan là glutathione nhanh chóng bị suy yếu. Kết quả là tác hại của các gốc tự do gây ra cho gan tăng lên (nếu uống quá chén trong một thời gian dài sẽ gây tổn hại gan nghiêm trọng, dẫn đến căn bệnh cơ gan rất nguy hiểm). Các chất chống oxy hóa như vitamin C có thể phần nào giúp bạn chống đỡ được các tác hại của rượu.

Khi quá chén, cần uống vitamin C 3 lần/ngày hoặc uống nhiều loại nước trái cây có vitamin C như cam, chanh... Các loại nước trái cây này còn cung cấp thêm kali, đường tự nhiên giúp tăng lượng đường cần thiết mà cơ thể bị thiếu hụt khi say rượu.

Trà atisô

Bông atisô giàu chất chống ôxy hóa, bảo vệ các tế bào gan khỏi sự tấn công của các chất độc trong rượu bia mỗi khi quá chén. Nó giữ cho các enzyme chống ôxy hóa của gan không bị tụt xuống thấp. Khi có cảm giác khó chịu vì uống quá chén, hãy uống nước bông atisô đã nấu chín và hãm như trà hoặc các loại trà atisô đóng gói.

Bất kỳ mẹo giải rượu nào thì cũng chỉ giúp bạn phục hồi khi bị quá chén, hoàn toàn không tránh hết các tác hại của rượu bia.

(Theo Sài Gòn Giải Phóng)

7.000 tỷ đồng uống bia Tết

Các nhà kinh doanh bia dự đoán, mùa cuối năm (Noel, Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán), thị trường Việt Nam tiêu thụ khoảng 7.000 tỷ đồng cho các loại bia từ cao cấp đến bình dân, chiếm 50-65% doanh thu bán bia cả năm của các công ty.


Còn 3 tháng nữa mới đến Tết, nhưng từ giữa tháng 11, giá bia lon Sài Gòn đã nhích lên 2.000-3.000 đồng/thùng tùy điểm bán. Nhà sản xuất khẳng định giá bán sỉ không tăng, còn đại lý bán lẻ thông báo giá bia dịp Tết có thể lên trên 150.000-160.000 đồng/thùng so với giá bán lẻ gốc là 140.000 đồng.

Theo Hiệp hội các nhà sản xuất rượu - bia - nước giải khát Việt Nam, tổng sản lượng bia của các nhà máy, cơ sở sản xuất cả nước khoảng 1.290-1.300 triệu lít/năm với tổng doanh thu ước khoảng 11.700 tỷ đồng, trong đó hơn 30% là các loại "bia cỏ" - bia do các nhà máy, cơ sở địa phương sản xuất và chưa có thương hiệu nổi tiếng như bia làm ở các tỉnh… Loại sản phẩm này nhờ giá rẻ nên tiêu thụ mạnh ở nông thôn. Năm địa phương sản xuất và tiêu thụ bia lớn nhất hiện nay là TP HCM, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng và Hải Phòng.

Với hơn 10 nhãn hiệu bia có sức chi phối mạnh trên thị trường như Tiger, Heineken, San Miguel, Carlsberg, Sài Gòn, 333, Bivina, Bến Thành, Halida… thì bia Sài Gòn chiếm thị phần lớn nhất với gần 400 triệu lít/năm và doanh thu khoảng 4.000 tỷ đồng. Kế đến là bia Hà Nội trên 200 triệu lít/năm và nhà máy bia Việt Nam (Tiger, Heineken, Bivina) trên 100 triệu lít/năm, còn lại các nhãn hiệu khác chỉ vài chục triệu lít/năm.

Các "anh cả" chiếm thị phần lớn có sự phân chia lãnh địa tuy không rõ nét, nhưng cũng khá cụ thể: Bia Sài Gòn bán mạnh ở thị trường TP HCM và một số tỉnh, thành phố lớn; bia Hà Nội mạnh ở thị trường Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, Heineken chiếm thị phần cao cấp ở các nhà hàng, quán ăn sang trọng, Tiger mạnh nhất ở khu vực các tỉnh miền Tây và các nhà hàng tiệc cưới ở TP HCM…


Theo đại diện phòng tiêu thụ thị trường Tổng công ty Bia rượu nước giải khát Sài Gòn, tuy lượng sản xuất bia của năm 2004 đã tăng hơn 10% so với năm 2003 nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu thị trường, ước tính phải đến 1.800 triệu lít/năm. Hiện nay do nhu cầu tiêu thụ bia dịp Tết tăng gấp 10 lần, nhu cầu mua bia để biếu, tặng tăng gấp 30 lần tháng bình thường, một số công ty lớn ở Hà Nội, Đà Nẵng và TP HCM lại chỉ làm bia lon vào tháng cuối năm nên tình trạng cầu lớn hơn cung quá nhiều đã gây nên sự biến động giá bia.

Không kể các nhà hàng, quán ăn, tại TP HCM có trên 3.000 điểm bán lẻ các loại bia và cả nước có đến cả chục nghìn điểm bán bia dịp tết. Khoảng 50 nhà phân phối lớn chi phối giá toàn bộ thị trường, đóng vai trò tổng đại lý hay đại lý cấp 1 cho các đơn vị sản xuất.

Theo những người phụ trách kinh doanh, tiếp thị của các nhãn hiệu bia tiêu thụ mạnh, do hợp đồng đã ký cả năm với các nhà phân phối nên không có tình trạng nhà sản xuất tăng giá. Ngoài yếu tố cầu lớn hơn cung như đã nói ở trên, giá còn bị tác động ở chỗ, hơn 50% lượng bia bán trên thị trường được sản xuất theo kế hoạch đều đặn hàng tháng; tháng Tết dù sức mua tăng gấp chục lần thì lượng sản xuất vẫn chỉ bằng tháng bình thường, và các nhà máy hầu như không có hàng dự trữ nên tổng đại lý nào vốn lớn, trữ hàng nhiều từ trước sẽ có cơ hội kinh doanh tốt.

Nhìn từ phía nhà sản xuất, có vẻ như nhà phân phối là người làm mưa làm gió giá thị trường bia Tết. Nhưng thực tế, chính cách hoạt động theo kiểu "lời ăn lỗ chịu" của nhà sản xuất đã buộc nhà phân phối phải chịu nhiều rủi ro thì dĩ nhiên họ phải làm giá tháng Tết để bù lỗ trong năm.

Theo chu kỳ, từ tháng 3 đến tháng 9 là giai đoạn kinh doanh từ lỗ đến hòa vốn hoặc lời rất ít của các đại lý. Bỏ vốn cả trăm tỷ đồng ngậm vào chi phí "cược vỏ chai" 24.000-66.000 đồng/két bia, lại luôn phải đạt mức tăng doanh số theo yêu cầu của các nhà máy sản xuất, có đại lý bán lỗ nhưng không dám khai báo lỗ vì sợ vi phạm quy định bán phá giá, đại lý chấp nhận lỗ tháng bình thường để đảm bảo được nhà máy cung cấp số lượng bia đủ bán tháng tết.


Liên tục trong ba năm qua, các công ty bia trong nước đã đầu tư mạnh để tăng sản lượng và xây dựng thương hiệu. Liên tục trong các tuần qua đã diễn ra các cuộc chiêu đãi, hội nghị khách hàng mời dự tiệc, tặng quà, tặng vé du lịch nước ngoài của các hãng bia để "o bế" nhà phân phối.

Mới đây nhất, công ty San Miguel Việt Nam tổ chức các đêm hội dành cho các VIP văn nghệ sĩ, người nổi tiếng để quảng bá bia San Mig Light- loại bia nhẹ mới, dự kiến sẽ tung ra tham gia bán tết này. So với doanh thu cả ngàn tỷ đồng mỗi năm, chi phí cho các chương trình uống bia trúng thưởng, mua bia tặng áo gió, hộp quẹt, bộ ly… trị giá vài tỷ đồng là con số quá nhỏ.

Ngay trong tháng Tết, dù biết không khuyến mãi vẫn bán hết hàng nhưng các nhãn hiệu bia bán chạy vẫn làm chương trình riêng để khuếch trương thương hiệu. Phát triển thị phần nhanh phải kể đến Tiger với các hình thức tài trợ cho các nhà hàng.

Theo nguồn tin riêng, dự kiến trong tháng 1/2005, trên thị trường sẽ có thêm ba loại bia mới, trong đó có loại bia tươi cao cấp dành cho giới doanh nhân. Cuộc chiến giành thị phần bia sẽ tiếp tục khốc liệt hơn.

Nếu thế yếu của công ty bia trong nước là về chi phí quảng cáo, khuyến mãi, kém về PR và tiếp thị thì họ lại hơn về giá rẻ, sản lượng tiêu thụ mạnh. Ngược lại các công ty bia liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài lại chiếm thị phần bia có giá mắc hơn, số lượng ít nhưng doanh thu cao.

(Nguồn: SGTT)

Hàng trăm triệu lít bia đã sẵn sàng xuất quân cho Tết

Bia Hà Nội đã sẵn sàng cho Tết

(VHDN) - Tại thị trường Hà Nội, Habeco cũng cho biết đã đưa ra thị trường khoảng 25 triệu lít bia, tăng 40% so với cùng kỳ năm trước và 1,1 triệu lít rượu (tăng 12%). Còn Sở Thương mại Hà Nội thì ước tính có khoảng 10 - 12 triệu chai bia, rượu và nước giải khát các loại được tiêu thụ trên địa bàn trong dịp Tết.

Vào thời điểm này, mặt hàng bia, rượu và nước giải khát được xem là mặt hàng “hot” nhất tại các chợ, siêu thị, cửa hàng... Trước nhu cầu biếu tặng hoặc chiêu đãi tiệc công ty, gia đình trong những ngày cận Tết, giá cả bia, rượu và nước giải khát đang biến động từng ngày.

Tính đến thời điểm hiện nay, giá bia trên thị trường đã tăng lên từ 6.000-16.000đ/thùng. Cụ thể, bia 333 cách đây 1 tuần giá 159.000đ/thùng/12 lon nay lên 175.000đ, bia Tiger cũng từ 186.900đ/thùng lên 194.000đ, bia Heineken từ 251.000đ/thùng tăng lên 257.000đ/thùng... Theo các điểm bán lẻ, mặc dù giá bia tăng nhưng sức mua vẫn mạnh và sản lượng tiêu thụ nhiều hơn từ 5 - 7 lần so với ngày thường.

Trong khi các sản phẩm bia “hùa nhau” tăng giá thì mặt hàng nước ngọt xem ra dễ chịu hơn. Mặc dù hầu hết các sản phẩm nước ngọt tung ra phục vụ Tết đều được nhà sản xuất “thay áo mới” như đầu tư bao bì đẹp, bắt mắt hơn nhưng giá thì giảm nhẹ so với giá thông thường. Như Mirinda giảm 7.000đ/thùng 28 lon (từ 106.000đ xuống còn 99.000đ/thùng), Pepsi giảm 3.000đ/thùng (từ 102.000đ giảm còn 99.000đ/thùng)...

Theo các nhà kinh doanh, sản phẩm nước ngọt lon là mặt hàng có mức tăng trưởng cao trong mùa cuối năm. Tại Công ty CP nước giải khát Sài Gòn (Tribeco), ngày thường tỷ trọng nước ngọt lon chỉ chiếm khoảng 15% tổng sản lượng sản xuất hàng của công ty thì trong dịp cuối năm tăng lên từ 40 - 50%.

Mặc dù sản lượng nước ngọt tăng mạnh như vậy, nhưng hiện sản phẩm này đang phải cạnh tranh rất khốc liệt với các loại nước giải khát khác trên thị trường như nước ép trái cây, trà xanh, tăng lực... Đây cũng là lý do nước ngọt khó có thể lợi dụng tình hình Tết để tăng giá như mặt hàng rượu, bia. Các công ty sản xuất rượu, bia cũng cho hay, ước tính trong dịp Tết Đinh Hợi, mức tiêu thụ các sản phẩm này tăng từ 40 - 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu chỉ tính toán dựa trên số liệu mà 2 đầu mối sản xuất bia, rượu lớn của TP.HCM (Tổng Công ty Bia, Rượu, Nước giải khát Sài Gòn - Sabeco) và Hà Nội (Tổng Công ty Bia, Nước giải khát Hà Nội - Habeco) cung cấp, trong dịp Tết này thị trường sẽ tiêu thụ khoảng hơn 100 triệu lít bia.

Cụ thể, theo Sabeco, đơn vị có 19 nhà máy sản xuất bia, rượu và nước giải khát, một tháng bình thường Sabeco chỉ cung cấp ra thị trường 48 triệu lít bia nhưng trong dịp Tết sẽ là hơn 60 triệu lít bia. Riêng bia lon tăng đến 47% so với dịp Tết 2006. Bên cạnh đó, Sở Thương mại TP.HCM cũng dự báo sẽ có khoảng 25 triệu lít bia và 20 triệu lít nước ngọt các loại được tiêu thụ trong dịp Tết này.

Giá bia 'nóng' theo Tết

Doanh nghiệp thông báo giá bán cuối năm không có gì thay đổi nhưng các đại lý ở Hà Nội đã đồng loạt tăng giá bán lẻ với vô vàn lý do, nào là thuế tiêu thụ đặc biệt vừa bị điều chỉnh, nào là nhà sản xuất không đủ hàng cung ứng.

Bia lon Sài Gòn hiện tăng 5.000-10.000 đồng/thùng lên 145.000-150.000 đồng, bia chai Hà Nội từ 112.000 đồng lên 120.000-125.000 đồng/thùng. Bia 333 giá 145.000 đồng/thùng, tăng 5.000 đồng so với trước. Bia Heineken lon tăng thêm 7.000 đồng/thùng thay cho mức 234.000 đồng/thùng trước đó. Các đại lý bán lẻ cho là từ nay đến Tết thời tiết nắng ấm nhiều, tiệc tùng lắm, giá bán lẻ có thể tăng tới 20.000 đồng mỗi thùng.

Đại lý đổ lỗi cho thuế tăng. Ảnh: Anh Tuấn.

"Đồ uống là thứ không thể thiếu trong ngày Tết, tốt nhất làm ngay 1-2 két bia về dự trữ chứ để đến 29-30 Tết vừa mua đắt vừa mất công đi vài hàng", bà chủ đại lý Thanh Hương (phố Hàng Buồm) tư vấn.

Tình trạng khan hàng tăng giá cứ đến hẹn lại lên, song 3-4 năm nay nhà sản xuất không có biện pháp nào ngăn chặn hữu hiệu. Ba đại gia chiếm phần lớn thị trường gồm Công ty Bia Sài Gòn (Sabeco), bia Hà Nội (Habeco) và bia Việt Nam (với các nhãn hiệu Tiger, Heineken, Bivina) có tổng sản lượng gần 800 triệu lít/năm. Cả 3 hãng đều tuyên bố sản lượng trong những tháng cuối năm tăng hơn 10% so với Tết Ất Dậu, giá cả không thay đổi. Tuy vậy, đề cập đến chuyện giá cả bị tăng vô tội vạ, họ chỉ cười trừ.

Ông Nguyễn Văn Việt, Tổng giám đốc Habeco khẳng định hiệp hội cũng như Habeco đều không có chủ trương thay đổi chính sách giá. Trên thị trường, giá tăng là do cung cầu mất cân đối vào những ngày lễ Tết. "Đây không phải là chủ trương của hiệp hội, song người tiêu dùng hãy coi là chuyện bình thường", ông Việt nói.

Ngay từ tháng 10, Sabeco cũng tuyên bố không tăng giá bán vào năm 2006, thậm chí, các nhà phân phối còn được công ty cho biết trước kế hoạch bán hàng từng tuần và được thông báo ngay từ đầu tuần để chủ động nguồn hàng, quy trình xuất nhập hàng tại các tổng kho cũng được cải tiến hạn chế tình trạng bia chạy lòng vòng để tăng giá. Theo ông Văn Thanh Liêm, Phó tổng giám đốc Sabeco, lượng hàng vẫn đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường. Trong đó, chỉ tính riêng tháng 1, công ty bán ra thị trường khoảng 50 triệu lít tăng 10 triệu so với cùng kỳ. Các nhà máy đều chạy 3 ca liên tục, hết công suất đảm bảo hàng cung cấp cho thị trường.

Tuy nhiên trên thực tế, do bia là loại hàng mua đứt bán đoạn, tỷ lệ cược chai két khá cao, từ 30% đến 40% nên nhà sản xuất không thể quản lý được giá khi nhu cầu tăng gấp cả chục lần vào dịp cuối năm.

Các công ty nghiên cứu thị trường tính toán, sản lượng tiêu thụ bia cả nước trong năm ước tính lên đến gần 2 tỷ lít, tập trung chủ yếu vào sản phẩm của 3 nhà sản xuất trên. Do dây chuyền sản xuất tại các nhà máy lớn hầu như luôn ở tình trạng hết công suất, nên dù biết nhu cầu Tết rất cao họ cũng bó tay.

Bà chủ một đại lý tầm cỡ ở mặt phố Hàng Buồm cho hay, trước Tết 2-3 tháng thực sự là cuộc đua của các nhà phân phối lớn. Gia đình bà đầu tư hàng chục tỷ đồng trữ hàng để chờ bán ra. Tiền lãi vay, chi phí để được nhà máy cung cấp số lượng lớn là những lý do các đại lý biện minh cho việc làm giá trong những ngày tháng giáp Tết.

Nhân viên phòng thị trường Nhà máy bia Hà Nội cho biết công ty chỉ quy định đại lý cấp I không được bán giá thấp hơn giá nhà máy xuất cho chứ không có khung giá tối đa, vì vậy tùy theo diễn biến thị trường mà đại lý định giá cả.

Trong khi các doanh nghiệp tuyên bố không tăng giá bán và họ quả quyết chuyện các đại lý "tự ý tăng giá" là do cầu vượt quá cung, các đại lý lại có cách giải thích riêng. Theo họ, bên cạnh cung cầu thị trường, chính sách thuế thay đổi cũng là tác động đáng kể. Từ 1/1, thuế tiêu thụ đối với mặt hàng bia thay đổi. Trong đó đáng chú ý là thuế suất với bia chai và bia lon vẫn giữ như hiện hành là 75%, còn thuế với bia hơi và bia tươi cùng áp dụng mức 30% kể từ 2006 và sẽ nâng lên 40% kể từ 2008. Thuế tiêu thụ đặc biệt đánh trực tiếp vào người tiêu dùng và khi chính sách thuế thay đổi bất kể theo hướng nào thì giá nhất nhất cũng sẽ ảnh hưởng theo.

Anh An, chủ một đại lý kinh doanh bia và nước giải khát tại đường Tôn Đức Thắng, Hà Nội cho biết, ngay tại thời điểm Bộ Tài chính bàn thảo nên hay không nên thay đổi chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt mới đối với mặt hàng bia, giá đã bắt đầu nhúc nhích. Điều này có thể thấy rất rõ ở mặt hàng bia hơi trong dịp hè.

Một số đại lý khác thì cho rằng, đây là kế hoạch tăng theo quy luật vào những tháng cuối năm. Nhu cầu tăng cao khan hàng thì nâng giá bán. "Tất nhiên, doanh nghiệp niêm yết giá bán cho các đại lý, còn các đại lý sẽ căn cứ vào nhu cầu tiêu dùng để đưa ra giá bán hợp lý", chủ một đại lý phố Hoàng Cầu nói.

Chị cho biết, ngay tại thời điểm các phương tiện thông tin đại chúng thông báo chính sách thuế thay đổi, nhiều đại lý đã "kháo nhau" chuyện bia tăng giá. "Chúng tôi chẳng biết thực hư thế nào, buôn có bạn, bán có phường, các đại lý khác tăng thì chúng tôi tăng nếu người tiêu dùng không chấp nhận chúng tôi hạ", chị nói.

Theo chị, có thời điểm, các hãng thông báo giá bán mới nhưng đại lý không dám tăng vì sợ mất khách. Thậm chí, tại những đợt thấp điểm, các đại lý còn đề xuất áp dụng một số chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng.

Đại diện cho cơ quan quản lý Nhà nước, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trương Chí Trung khẳng định, lâu nay, giá cả chịu tác động nhiều bởi cung cầu thị trường. Chính sách thuế chỉ tác động một phần chứ không phải là tất cả.

Theo ông, sửa thuế là việc bắt buộc phải làm trong xu thế hội nhập, VN không còn cách nào khác là phải thực hiện theo. Sửa thuế tiêu thụ đặc biệt lần này về cơ bản không ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những ý kiến cho rằng, chính sách thuế thay đổi dẫn đến giá cả tăng chỉ là cái cớ. Theo ông, giống như xe ôtô, bia không phải là mặt hàng do Nhà nước quản lý do vậy, các doanh nghiệp sẽ phải cân đối giá bán theo hướng thị trường chấp nhận được.

Trao đổi với VnExpress, nhiều doanh nghiệp cũng thừa nhận, giá cả do thị trường tự điều tiết, chính sách thuế chỉ là một phần và lần điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt này về cơ bản không ảnh hưởng đến giá cả cũng như hoạt động kinh doanh.

Hồng Anh - Việt Phong

Một số loại bia tươi

Bia Pilsener

Bia Pilsener kinh điển, lượng chứa đường là 12%, có hơi thơm hoa bia đậm đà, có vị mát mẻ. Nguồn vị khổ từ hoa bia Perle nổi tiếng, nguồn hương vị từ hoa bia Saaz, lên men tầng dưới. Đức, Séc và Hà Lan đều có thể sản xuất bia pilsener điển hình và chất lượng cao, sắc màu vàng nhẹ, hương vị hoa bia đậm đà, hài hòa với hương vị phong phú của lúa mạch nha, uống một miệng bia pilsener, cả người cảm thấy rất thoải mãi. Bia lager của châu Âu là một loại bia rất phổ biến, nhiều bọt.

 

Bia đen Munich

Có nghĩa là "phong cách Munich", về kỹ thuật chế rượu bia thông dụng trên trường quốc tế, đây là thứ bia lager màu nâu thắm, phong cách này bắt nguồn từ Munich ( dù ở Kulmbach, một thị trấn của Bavaria, cũng có truyền thống uống bia lager đen). Ở Munich, thứ bia này gọi là "Dunkel" ("đen"). Bia đen Munich điển hình có lượng chứa cồn 5%. Thông thường, nhà máy sản xuất bia Bavaria thêm vào hương vị lúa mạch nha nhẹ, độ đặc thấp, màu nhẹ. Loại bia này nổi tiếng về hương vị đặc biệt của lúa mạch nha lớn. Màu bia rất thắm, hài hòa với hoa bia chất lượng tốt của châu Âu.

 

Bia Weizen

Trong tiếng Đức, bia Weizen có nghĩa là bia trắng, là loại bia màu nhẹ sản xuất từ lúa mì. Ở miền Bắc, bia Berliner Weisse rất nổi tiếng, độc đáo về mùi vị. Bia Weissbier có mùi vị riêng, sản xuất ở miền Nam. Lượng chứa cồn cao so với truyền thống (hơi cao hơn 5%), tỷ lệ của lúa mì cao (ít nhất là 50%). Men có mùi hỗn hợp các mùi chua, mùi quả, mùi thơm, có khi có mùi giống như nấu quả táo và mùi Đinh hương. Miền Nam thường dùng từ "Weizen"(một từ rất gần về phát âm, nhưng chỉ có nghĩa là lúa mì) nhiều hơn " Weissbier ". Nếu tầng dưới của bia có men cặn xuống, còn có thể gọi là bia Hefe-weizen. Bia lúa mì miền Nam cũng có phong cách màu đen (những bia Dunkel Weizen có mùi thơm hỗn hợp hai mùi hoa quả và lúa mạch nha), cung ứng xuất khẩu, là loại bia đen Bock với nồng độ cao. Bia Weizenbock có khi cũng dùng cho bia tết Nô-en.

Bia Bavarian Weizenbier rất phổ biến chế do 2/3 lúa mì và 1/3 lúa mạch. Hoa bia ít, bọt nhiều, màu vàng nhẹ, là đồ uống rất tốt để khôi phục sức khoẻ trong mùa hè nóng bỏng. Loại bia này nổi tiếng về mùi vị và hương vị Đinh Hương.